85/18 ĐX 037 P.Phú Mỹ, Tp.Thủ Dầu Một, Bình Dương. 0906.313.246

Hướng dẫn tính toán thiết kế và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Print Friendly and PDF

Đầu tiên để lựa chọn được công nghệ phù hợp thì phải làm theo từng bước như sau

Bước 1: xác định mục đích của việc xử lý nước thải cho doanh nghiệp mình là gì ? Bạn quan tâm đến chất lượng của hệ thống hay chi phí vận hành hay chi phí đầu tư ?

Xác định mục đích của xử lý nước thải cho doanh nghiệp?

  • Xử lý nước thải để làm sạch môi trường và tái sử dụng vào mục đích khác và quan tâm đến chi phí vận hành hằng năm, chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải “ hợp lý”  Bạn nên chọn theo hướng A

  • Xử lý nước thải để phù hợp với yêu cầu khách hàng và quan tâm đến chất lượng nước thải luôn đạt chuẩn, quan tâm đến chi phí vận hành hợp lý, chi phí đầu tư hợp lý  Bạn nên chọn theo hướng B

  • Xử lý nước thải để phù hợp với yêu cầu khách hàng mà không cần quan tâm chất lượng, chỉ quan tâm đến giá cả.  Bạn nên chọn theo hướng C

  • Xử lý nước thải để đối phó với cơ quan nhà nước, chắc chắn với mục đích này bạn chỉ quan tâm đến giá thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sao cho rẻ nhất  Bạn nên chọn theo hướng D

Bước 2: chọn công nghệ xử lý theo hướng đã định sẵn ở bước 1

Hướng A, Hướng B : đối với hướng này chắc chắn doanh nghiệp bạn là một trong những doanh nghiệp mang tinh thần bảo vệ môi trường tiên tiến, luôn nhận thức được sức mạnh của bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng thế nào đến môi trường sản xuất của doanh nghiệp mình và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Chúng tôi rất trân trọng tinh thần này. Với hướng này doanh nghiệp của bạn sẽ đi theo trình tự sau

  1. Xác định lưu lượng nước thải phát sinh ?

Với câu hỏi này giúp cho doanh nghiệp của mình xát định dung lưu lượng cần xử lý và phải dựa vào các yếu tố sau:

  • Dựa vào lượng nước thực tế sử dụng thông qua cước tiền nước sử dụng trong 3 tháng gần nhất, lượng nước thải sẽ bằng 80% lượng nước cấp

  • Trường hợp sử dụng nước ngầm thì dựa vào lượng công nhân: lượng nước thải được tính như sau  Q = N * 0,8m3/ngày

    • Trong đó Q : lưu lượng nước thải

    • N là lượng công nhân

  • Trường hợp là doanh nghiệp mới đầu tư chưa đi vào hoạt động thì dựa trên bản  “ kế hoạch bảo vệ môi trường” hoặc “ đánh giá tác động môi trường (DTM)” để mà xác định lưu lượng

Khi có được lưu lượng nước thải phát sinh thì công suất của hệ thống xử lý nước thải chính bằng lượng nước thải này, công ty cần chú ý đến vấn đề mở rộng nhà xưởng trong tương lai để tính toán xây dựng công suất phù hợp. thông thường công suất thiết kế = công suất thực tế * 1,2

Có được công suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải thì trả lời câu hỏi 2

  1. Lượng nước thải trong doanh nghiệp mình phát sinh từ những khu vực nào ?

Trả lời câu hỏi này giúp doanh nghiệp thu gom 100% lượng nước thải phát sinh và lựa loại nước thải nào cần xử lý và không cần xử lý

Nước thải cần xử lý :

  • Nước thải phát sinh từ nhà WC, hầm tự hoại sẽ được thu gom và cho thẳng về hệ thống xử lý

  • Nước thải từ căn teen, nhà ăn bắt buộc  phải qua bể tách mỡ và song chắn rác trước khi chảy về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung

  • Nước thải rửa sàn nhà cũng dc thug om về xử lý chung

  • Nước thải lò hơi, nước thải khu vực khác cũng phải thu gom về xử lý

Nước thải không cần xử lý:

  • Nước mưa được quy ước là sạch và không cần xử lý

  • Khi xác định được khu vực phát sinh nước thải, công ty cần phải làm hệ thống đường ống thug om tất cả nước đó về 01 hố thu duy nhất

  1. Nước thải sinh hoạt đã được tách riêng với nước mưa chưa ?

  • Theo quy định luật bảo vệ môi trường, nước thải không được đi chung với nước mua ! dù là trước hay sau xử lý.

  1. Khu vực dự định xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chỗ nào ?

  • Xác định được câu trả lời số 2 thì tiếp tuc xác định vị trí xây dựng hệ thống để thug om nước thải cần xử lý về vị trí này, ngoài ra phải biết được diện tích của hệ thống để lựa chọn vị trí cho phù hợp.

  • Hệ thống thoát nước sau xử lý cũng phải được xây dựng trước từ vị trí này

  1. Xây dựng nổi trên mặt đất hay chìm dưới mặt đất

  • Nếu doanh nghiệp quyết định tận dụng mặt bằng phía trên hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho mục đích giữ xe, để vật dụng,… thì nên xây âm dưới mặt đất.

  • Hoặc nếu muốn cách ly và dễ quan sát theo dõi hệ thống xử lý thì nên xây nổi trên mặt đất hoăc nữa chìm nữa nổi.

  1. Nước sau xử lý thoát ra đâu

  • Câu trả lời này giúp bạn xác định yêu cầu chất lượng nước sau xử lý !

  • Nếu doanh nghiệp của bạn nước sau xử lý thải ra nguồn tiếp nhận là tự nhiên ao hồ sông suối thì bắt buộc là nước sau xử lý phải đạt QCVN 40:2011/BTNMT/Cột A hoặc QCVN 14:2008/BTNMT/Cột A.

  • Ngược lại nước sau xử lý thải ra môi trường tiếp nhận là hệ thống thoát nước chung của thành phố là đạt QCVN 40:2011/BTNMT/Cột b hoặc QCVN 14:2008/BTNMT/Cột b.

  • Sự khác nhau giữa cột A và cột B: Cột A là nước sau xử lý sạch hơn nhiều so với cột B do đó đòi hỏi công nghệ phức tạp hơn và tốn chi phí đầu tư cao hơn

  • Nếu doanh nghiệp nằm trong KCN thì nước sau xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn tiếp nhận của KCN đó

  • Ngoài ra nếu doanh nghiệp bạn thuộc tỉnh Bình Dương thì bắc buộc 100% là đạt Cột A.

  1. Yêu cầu thiết bị sử dụng trong hệ thống có xuất xứ thế nào

  • Xuất xứ của thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có liên quan mật thiết đến chi phí đầu tư: thông thường các thiết bị có xuất xứ và giá thành, tuổi thọ xếp theo thứ tự giảm dần:

                        Đức, Ý > Nhật > Hàn Quốc, Đài Loan > Trung Quốc, Việt Nam

Như vậy tùy thuộc vào gói đầu tư của doanh nghiệp mình mà lựa chọn thiết bị cho phù hợp.

  1. Doanh nghiệp mình có cần nghiệm thu với cơ quan nhà nước không ?

  • Nếu doanh nghiệp mình có ý định xin giấy phép xả thải hoặc cần sự chứng nhận của cơ quan nhà nước thì nên thực hiện mục nghiệm thu với cơ quan nhà nước , ngược lại chỉ cần nghiệm thu nội bộ giữa hai bên là đủ. Vì chi phí nghiệm thu nhà nước tốn khá nhiều tiền thường chiếm 10% tổng giá trị HĐ <2 tỷ. Nên lời khuyên chân thành không nên lãng phí tiền cho bọn chúng

  1. Dự kiến thời gian xây dựng theo kế hoạch của mình

  • Dự kiến thời gian xây dựng hệ thống để giúp lựa chọn đơn vị có năng lực phù hợp và đáp ứng yêu cầu thi công khhi cần thiết.

  1. Xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà thầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hoặc đơn vị tư vấn

  • Đề xuất công nghệ phù hợp cho hướng A, công nghệ sẽ phụ thuộc vào lưu lượng nước xử lý
    Công suất dưới 20m3/ngày

 

  • Với công suất nhỏ thế này, công nghệ xử lý tốt nhất là công nghệ màng lọc sinh học MBR , Ngoài ra chúng tôi lưu ý công ty khi lựa chọn công nghệ này như sau:

  • Màng MBR phải là màng MBR Mitsubishi của Nhật, tất cả các loại màng khác không nên sử dụng vì tuổi thọ đã được chúng tôi kiểm chứng chỉ có Mitsubishi Japan là mang lại hiệu quả cao nhất và giá thành hợp lý, tuổi thọ màng MBR dao động từ 3-5 năm tùy theo cách thức và cường độ sử dụng

  • Sử dụng màng MBR với số lượng khoảng 10 màng cho công suất 20m3.

Tóm lại, công suất 20m3 dùng công nghệ màng MBR để xử lý nước thải sinh hoạt là tối ưu nhất và mang lại hiệu quả cao, không tốn chi phí hóa chất vận hành hệ thống

Công suất từ 21m3/ngày đến 300m3/ngày

  • Áp dụng công nghệ vi sinh dính bám hay tên gọi khác là công nghệ MBBR, Công nghệ vi sinh, Công nghệ AAO.

  • Đây là công nghệ truyền thống và có nhiều ưu điểm như

  • Chi phí đầu tư hợp lý, khả năng xử lý nằm mức trung bình khá, vận hành liên tục và ổn định

Lưu ý khi chọn công nghệ này như sau

  • Trong công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt vi sinh dính bám phải có : bể Anoxic, trong bể Aerotank bắt buộc phải có giá thể vi sinh dính bám hoặc giá thể di động để tăng hiệu xuất xử lý amoni, nito và BOD.

  • Tổng thể tích cụm xử lý phải gấp 2 lần công xuất : Ví dụ công suất xử lý là 50m3 thì tổng thể tích hệ thống xử lý là 100m3 à diện tích bể là : L*B*H = 7*4*3.5 (m), nếu có đơn vị nào đó tư vấn cho doanh  nghiệp mà không tuân theo quy tắc này là đang sai thiết kế nhé !

  • Tổng giá thể sẽ bằng 60% tổng thể tích bể Arotank. Ví dụ thể tích bể Arotank là 60m3 thì tổng thể tích giá thể sử dụng là 36m3

  • Lưu ý chiều cao của tất cả các cụm bể phải trên 3m để đảm bảo chiều sâu lắng an toàn.

  • Máy thổi khí là hai thiết bị tiêu thụ điện năng chính của hệ thống do đó phải chọn máy thổi khí có tiếng ồn thấp và xuất xứ từ nhật, tiêu biểu là dòng Tohin có khả năng tiết kiệm 35% điện năng tiêu thụ so với cùng loại.

Công suất lớn hơn 301m3/ngày

Áp dụng công nghệ SBR tải trọng cao. Công nghệ này vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn thêm.

Bước 2: Nếu doanh nghiệp bạn quan tâm đến hướng C, D thì Doanh nghiệp bạn nên chọn công nghệ AAO truyền thống và sử dụng bồn nhựa ! với tiêu chí này doanh nghiệp bạn sẽ thường xuyên bị cơ quan nhà nước ghé thăm và chất lượng hệ thống 1 năm sẽ phải làm lại ! bạn nên xem lại nhé

Để xây dựng 1 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chất lượng cao, chi phí hợp lý, khả năng vận hành tối ưu thì công ty nên xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn đơn vị tư vấn và vui lòng đừng bao giờ chọn đơn vị tư vấn giá rẻ.

Print Friendly and PDF

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin mới hơn

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NITO TRONG NƯỚC

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NITO TRONG NƯỚC

Có nhiều phương pháp xử lý Nito trong nước thải. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, nên không thể nói phương pháp nào là tốt nhất

XỬ LÝ NITO TRONG NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP

XỬ LÝ NITO TRONG NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP

Các phương pháp xử lý Nito trong nước thải.

3 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất

3 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất

Mục đích của việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất nhiễm bẩn, làm sạch nước để có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc tái sử dụng....

Các biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả nhất hiện nay

Các biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả nhất hiện nay

Nước thải chăn nuôi nếu không xử lý kịp thời, đúng cách không chỉ gây hại đến sự sinh trưởng của vật nuôi mà còn gây ra các vấn đề môi trường như ô...

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO MỘT HỆ THỐNG XỬ LÝ THÔNG THƯỜNG

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO MỘT HỆ THỐNG XỬ LÝ THÔNG THƯỜNG

quy trình xử lý nước thải thông thường được xử lý theo 5 công đoạn: xử lý sơ cấp, xử lý phân hủy sinh học trong điều kiện kỵ khí, xử lý phân hủy...

Tính toán thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Tính toán thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải bậc một (xử lý sơ bộ) đồng thời thực hiện ba chức năng: lắng nước thải, lên men cặn lắng và lọc nước thải sau...

MẬT RỈ ĐƯỜNG LÀ GÌ? MUA MẬT RỈ CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU

MẬT RỈ ĐƯỜNG LÀ GÌ? MUA MẬT RỈ CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU

Hóa chất dùng trong xử lý nước thải, sản phẩm chất phụ liệu cho chăn nuôi ngày nay không còn xa lạ với doanh nghiệp. Một hóa chất an toàn, ít ngây hại...

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải: Chất lượng nước thải

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải: Chất lượng nước thải

Nước thải sinh hoạt có những đặc tính và chỉ tiêu chất lượng chung có thể phán đoán và đánh giá khi chọn các công trình xử lý đã phổ biến, còn nước...

Thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải

Thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải

Xã hội hiện nay càng phát triển, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ ô nhiễm nước thải, ô nhiễm khí thải, ô nhiễm môi trường lao động, rác thải,…,...

CÔNG NGHỆ IFAS TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

CÔNG NGHỆ IFAS TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Công nghệ IFAS (Intergrated fixed film activated sludge): Là công nghệ kết hợp đồng thời hai kỹ thuật xử lý bằng vi sinh: một là, kỹ thuật vi sinh...

Tư vấn, hỗ trợ Quý Khách Hàng 24/7

Khách hàng tiêu biểu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây