Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích kinh tế, sản xuất tinh bột khoai mì là một trong những ngành gây ra các tác động lớn đối với môi trường. Các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm nước thải, khí thải và chất thải rắn. Đặc biệt, nước thải chế biến tinh bột khoai mì với lưu lượng lớn và hàm lượng chất hữu cơ cao đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra, các công nghệ xử lý áp dụng đối với nước thải chế biến tinh bột khoai mì hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Do đó việc nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột khoai mì rất cần thiết và có ý nghĩa môi trường rất lớn.
Quy trình chế biến tinh bột khoai mì thế giới
Ở nước ta, do không có đủ điều kiện để xây dựng các nhà máy chế biến nên ngành công nghiệp sản xuất tinh bột khoai mì trong nước bị hạn chế. Các cơ sở sản xuất bao gồm sản xuất theo quy mô hộ gia đình, sản xuất trung bình và sản xuất lớn. Sản xuất quy mô hộ gia đình sử dụng các kỹ thuật truyền thống đơn giản, sản xuất dưới 50 tấn sắn mì tươi mỗi ngày. Sản xuất quy mô trung bình từ 50 – 200 tấn khoai mì tươi mỗi ngày, sản xuất bằng quy trình tự động. Sản xuất quy mô lớn hơn 1000 tấn khoai mì tươi mỗi ngày. (Xử lý nước thải chế biến tinh bột khoai mì)
Dây chuyền sản xuất tinh bột lạc hậu dẫn đến phát sinh nhiều chất thải
Ở Việt Nam, tinh bột khoai mì được sản xuất chủ yếu theo quy trình như sau:
Quy trình chế biến tinh bột khoai mì tại làng nghề Việt Nam
Trong quá trình chế biến tinh bột, nước được sử dụng trong quá trình sản xuất chủ yếu ở các công đoạn rửa củ, ly tâm, sàng loại sơ, khử nước.
Trong cộng đoạn rửa, nước được sử dụng cho việc rửa củ mì trước khi lột vỏ để loại bỏ các chất bẩn bám trên bề mặt. Nêu rửa không sạch, bùn bám trên củ sẽ làm cho tinh bột có màu rất xấu.
Trong công đoạn ly tâm và sàng loại xơ, nước được sử dụng nhằm mục đích rửa và tách tinh bột từ xơ củ mì. Ngoài ra, nước còn được sử dụng trong quá trình nghiền củ mì nhưng với khối lượng không đáng kể.
Tóm lại, lượng nước thải chế biến tinh bột khoai mì phát sinh dự kiến có 10% từ nước rửa củ và 90% từ công đoạn ly tâm, sàng lọc, khử nước.
Nước thải khoai mì được thải ra chủ yếu từ giai đoạn rửa củ và tách tinh bột (ly tâm, sàng lọc). Loại nước thải này có đặc tính tương tự như đặc tính các ngành thực phẩm khác. Tức là trong thành phần của nước thải khoai mì chứa hàm lượng chất hữu cơ rất cao, độ đục cao do ảnh hưởng của cặn lơ lửng nên có khả năng gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
Đặc biệt trong nước thải khoai mì có chứa HCN là một axit có tính chất độc hai. Đây là chất hóa học trong khoai mì gây nên trạng thái say, ngộ độc khi ăn phải quá nhiều. Khi ngâm khoai mì vào nước, một phần HCN sẽ tan vào trong nước và theo nước thải ra ngoài. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động có sục khí SO2 vào ở công đoạn trích ly, SO2 khi gặp nước sẽ chuyển hóa thành axit H2SO3 làm cho pH trong nước giảm xuống rất nhiều.
Nước thải làng nghề chế biến khoai mì tỉnh Bình Định có hàm lượng ô nhiễm cao nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm, không khí trong khu vực nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của người dân khu vực.
Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải chế biến khoai mì có thể thấm xuống đất và gây ô nhiễm nước ngầm. Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi trùng rất khó xử lý thành nước sạch.
Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải sản xuất khoai mì sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật, cụ thể như sau:
Các chất hữu cơ có trong nước thải thủy sản ở cảng cá chủ yếu là dễ phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như: carbonhydrat, protein, chất béo… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxi hòa tan có trong nước vì vi sinh vật sử dụng oxi để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxi hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, cá… Oxy hòa tan giảm không chỉ ảnh hưởng đến các thủy sinh vật mà còn giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và nông nghiệp.
Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu của tầng nước được ánh sáng chiếu đến, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của tảo, rong, rêu,… đồng thời chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh và gây tác hại về mặt cảnh quan, gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông của dòng nước,…
Nước thải chế biến tinh bột khoai mì gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Nồng độ các chất N,P cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loại tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây ra hiện tượng thiếu oxi. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực. Ngoài ra các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thủy sinh, du lịch và cấp nước.
Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng gin sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bênh cho người bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.
Nước thải chế biến tinh bột khoai mì gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Nhận xét: Nước thải chế biến tinh bột khoai mì có hàm lượng chất hữu cơ cao, đặc biết là trong nước thải chế biến tinh bột khoai mì có chứa hàm lượng cyanua rất cao, vượt quy chuẩn xả thải cho phép nhiều lần. Vì vậy mà nước thải chế biến tinh bột khoai mì cần phải được thiết kế hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải ra ngoài môi trường để bảo vệ môi trường nước và sức khỏe của con người.
Việc lựa chọn phương án xử lý nước thải tinh bột khoai mì phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến tinh bột khoai mì ở làng nghề
Nước thải chế biến tinh bột khoai mì được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn (vỏ sắn, lá cây,…) ra khỏi dòng thải rồi được dẫn về bể lắng cát để lắng đất cát có kích thước lớn hơn 1mm trước khi đưa về các công trình đơn vị khác để tránh làm tắc nghẽn bơm, ảnh hưởng công trình xử lý phía sau.
Sau đó nước thải được đưa về hố thu gom rồi dẫn qua máy sàng rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn hơn 0,5mm ra khỏi dòng thải. Do trong nước thải chế biến tinh bột khoai mì có nồng độ CN– khá cao nên cần phải được đưa về bể acid hóa để xử lý CN– trước. Nhóm CN– độc trong nước thải được phân hủy hoàn toàn thành xianat không độc nhờ các chất oxy hóa mạnh và được tách ra khỏi dòng nước nhờ quá trình lắng hay lọc.
Sau đó nước thải chế biến tinh bột khoai mì được đưa về bể trung hòa để điều chỉnh pH về khoảng 7,5 – thích hợp cho các vi sinh vật trong bể xử lý bằng phương pháp sinh học hoạt động. Nước thải được dẫn về bể xử lý sinh học kỵ khí UASB để phân hủy chất hữu cơ trong nước thải nhờ các vi sinh vật kỵ khí sử dụng chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng để phát triển sinh khối mới. Các chất hữu cơ được vi sinh vật phân giải thành các hợp chất vô cơ đơn giản theo phản ứng:
CHC + VSV kỵ khí à CH4 + H2S + CO2 +…+ sinh khối mới
Khí biogas sinh ra được thu hồi. Trong bể cũng diễn ra quá trình khử N và P.
Sau đó nước thải được dẫn qua bể xử lý sinh học hiếu khí Aerotank để loại bỏ lượng chất hữu cơ còn lại trong nước thải nhờ các vi sinh vật hiếu khí trong bể phân giải chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản trong điều kiện được cung cấp đầy đủ oxi theo phản ứng sau:
CHC + VSV hiếu khí + O2 à CO2 + H2O + sinh khối mới
Thiết bị sục khí trong bể Aerotank
Nước thải sau đó được dẫn qua bể lắng để lắng cặn bùn sinh học vừa hình thành. Một phần bùn cặn được dẫn về bể bể chứa bùn để xử lý. Một phần được tuần hoàn về bể Aerotank để đảm bảo mật độ sinh khối trong bể. Phần nước trong sau lắng được dẫn qua bể khử trùng để loại bỏ vi khuẩn có hại còn xót lại trong nước thải.
Nước thải sau khử trùng được dẫn qua chuỗi hồ sinh học hiếu khí nhiều bậc để xử lý tiếp phần chất hữu cơ và CN– còn xót lại trong bể trước khi xả ra ngoài nguồn tiếp nhận với quy chuẩn xả thải đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT.
Ý kiến bạn đọc
Đúc là phương pháp chế tạo sản phẩm bằng cách nấu chảy kim loại, rót kim loại lỏng vào khuôn có hình dạng nhất định, sau khi kim loại hóa rắn trong...
Khả năng hút chất thải, làm nước hồ trở lại trong xanh của nhiều loài cây đã được ghi nhận. Nhiều mô hình xử lý nước rỉ rác từ cây cỏ đã được đưa ra....
Xử lý nước thải với chi phí đầu tư thấp những vẫn đảm bảo chất lượng công trình là yêu cầu khắt khe của khách hàng đặt ra cho các doanh nghiệp, và đây...
Công ty Môi trường CMS chuyên tư vấn thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo trì hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu...
Nước thải thuốc trừ sâu là một trong số các nguồn thải độc hại. Tại các công ty sản xuất thuốc trừ sâu, lượng nước thải này không nhiều nhưng độc tính...
Nước thải bệnh viện là loại nước thải hàm lượng chất ô nhiễm cao, có các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn,...
Hiện nay vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà nước đang tiến hành quy hoạch và xây dựng cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp.
Khí thải từ lò sấy cá (ở dạng hơi nước với độ ẩm lên tới 90% và các loại khí độc hại như NH3, H2S, Mercaptan, các amin hữu cơ…) đầu tiên được quạt hút...
Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hoà tan có trong nước thải cũng như một số chất ô nhiễm vô...
Chăn nuôi heo là ngành nghề từ lâu đời của dân ta. Hiện nay, ngành chăn nuôi heo đã phát triển mạnh hơn với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, mang lại...
Gốm sứ được định nghĩa là sản phẩm làm từ vật liệu vô cơ, có đặc tính phi kim loại được xử lý ở nhiệt độ cao trong một số giai đoạn sản xuất. Sản xuất...
Công ty môi trường CMS chuyên tư vấn, thiết kế, thi công nâng cấp vận hành bảo trì cải tạo hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền. Với công nghệ...
Xử lý nước thải giặt là việc làm cần thiết, vậy công nghệ xử lý nước thải giặt tẩy nào là phù hợp và tiết kiệm chi phí? tại sao lựa chọn công nghệ xử...
Đặc trưng nước thải bia là có hàm lượng các chất hữu cơ protein và acbonnateous cao. Xử lý nước thải sản xuất bia đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi...
Trong những năm gần đây, nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng...
Thủy tinh xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2000 năm trước công nguyên. Nhưng vẫn chưa xác định rõ nguồn gốc thủy tinh là từ đâu. Với những nền cổ xưa, sản...
Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam đã đáp ứng được các sản phẩm thiết yêu cho đời sống, phục vụ nhu cầu...
Thời kỳ Bắc thuộc, nền y dược Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng và có sự giao thoa với nền y học Trung Quốc. Chính từ đó đặt nền móng cho mảng Đông dược ở...
Do truyền thống và tập tục lâu đời để lại nên thói quen ăn uống của người Việt Nam gắn liền với các loại nước chấm. Trên mâm cơm của người Việt bao...
MOITRUONGCMS là một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực xử lý nước thải chi phí thấp. Chúng tôi đã ứng dụng thành công các công nghệ xử lý thân...
Nói đến sáng tạo trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam không thể không kể đến một món ăn mà có lẽ từ lâu nó đã rất quen thuộc với cuộc sống của người Việt...
Cà phê Arabica là loại cà phê khó trồng, được trồng chủ yếu ở các vùng núi cao như Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La,...
Công ty MoitruongCMS chuyên tư vấn, thiết kế lắp đặt hệ thống xử lý mùi sơn và bụi sơn giá cả cạnh tranh, đảm bảo uy tín, chất lượng.Tác hại của mùi...
Thủ tục, hồ sơ, trình tự để thự hiện công văn xin nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải !
Ngày 29/12/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) ban hành Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng....
Nhu cầu về nước ngày càng tăng, lượng nước công nghiệp cũng như nước sinh hoạt thải ra ngày càng nhiều, đã và đang gây ô nhiễm đáng kể đến nước bề mặt...
SBR ( Sequencing batch reactor ) Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ phản ứng sinh học theo mẻ, Được giới thiệu là Giải pháp xử lý nước...
Xử lý nước thải phòng khám đa khoa tại Bình DươngCông ty môi trường CMS chuyên tư vấn, thiết kế, thi công các hệ thống xử lý nước thải phòng khám đa...
Các phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu nướcI. LẤY VÀ BẢO QUẢN MẪU NƯỚC1.1 Nguyên tắc1.2 Chọn chỗ để lấy mẫu1.3 Các loại mẫu1.4 Dụng cụ và...
Vấn đề ô nhiễm môi trường do không xử lý nước thải nhiễm dầu gây ra đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia...
Đâu là những vần đề mà Bệnh viện và các cơ sở y tế, khám chữa bệnh gặp phải ? (xử lý nước thải y tế)
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM1.1.Giới thiệu về nước ngầm1.2. Đặc điểm, thành phần và tính chất của nguồn nước ngầm1.2.1. Đặc trưng của nguồn nước...
Môi trường DMTS là một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực xử lý nước thải chi phí thấp.
Công Ty DMTS luôn nghiên cứu, cập nhật các công nghệ xử lý nước thải, chất thải mới nhất, tiên tiến nhất, mang lại hiệu quả cao nhất..
Các hợp chất của nitơ có trong nước là kết quả của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong tự nhiên
Công ty MÔI TRƯỜNG DMTS chuyên tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước tinh khiết, nhất là tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước uống đóng chai.
Công ty MÔI TRƯỜNG DMTS chuyên tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải, nhất là xử lý nước thải mía đường.
Công ty MÔI TRƯỜNG DMTS chuyên tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải, nhất là xử lý nước thải thuộc da. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về...