I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Giới thiệu về cà phê Arabica
Cà phê Arabica hay còn gọi là cà phê Chè, có hạt dài hơn Rubusta. Trong quá trình chế biến, quả Arabica được ngâm ủ lên men giúp dể dàng rửa bỏ lớp chất nhầy bám quanh hạt. Vì vậy vị của Arabica hơi chua, đây cũng được xem là một đặc điểm cảm quan của loại cà phê này. Trong quá trình chế biến cà phê sẽ phát sinh lượng nước thải lớn.
2. Thành phần, tính chất nước thải cà phê
Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải gồm: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5; COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli).
Nước thải chế biến cà phê có hàm lượng cặn thô cao, đa số là vỏ cà phê và lớp chất nhớt trên hạt cà phê tại các công đoạn tách vỏ và lên men trong dây chuyền công nghệ chế biến cà phê.
II. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
1. Quy trình công nghệ
2. Thuyết minh quy trình
* Xử lý cơ học
Bể thu gom nhiệm vụ thu gom các nguồn nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của nhà máy. Phần nước thải sau khi thu gom được đưa bơm lên bể lắng sơ bộ.
Bể lắng sơ bộ có nhiệm vụ lắng, tách các hạt cặn có kích thước lớn trong nước thải. Phần nước thải sau khi lắng được đưa qua bể điều hòa. Phần bùn được bơm về bể chứa bùn.
Bể điều hòa giữ nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ trước khi đưa nước thải đến các công trình đơn vị phía sau. Tránh sự biến động về hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học. Tạo điều kiện cho các công trình phía sau ổn định và đạt được hiệu quả xử lý cao.
* Xử lý hóa lý
Bể Keo tụ – Tạo bông:
Trong nước thải, một phần chất rắn thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân tán. Các hạt này không nổi cũng không lắng và do đó tương đối khó tách loại. Ta cần tăng kích cỡ các hạt nhờ tác dụng tương hổ giữa các hạt liên kết phân tán vào các tập hợp hạt để có thể lắng được. Cơ chế quá trình keo tụ xảy ra qua hai giai đoạn:
– Bản thân chất keo tụ phát sinh thủy phân, quá trình hình thành dung dịch keo và ngưng tụ;
– Trung hòa hấp phụ lọc các tạp chất trong nước thải.
Chất keo tụ thường dùng nhất là phèn nhôm. Trong các loại phèn nhôm, Al2(SO4)3 được dùng rộng rãi nhất do có tính hòa tan tốt trong nước, chi phí thấp và hoạt động có hiệu quả trong khoảng pH = 5,0 – 7,5.
Tạo bông cặn xảy ra ngay sau khi kết thúc quá trình keo tụ. Tạo bông giúp các cặn trong quá trình keo tụ được lớn hơn, lắng nhanh và tiết kiệm diện tích của bể lắng.
Bể lắng 1:
Nước thải sau khi được keo tụ – tạo bông được chuyển qua giai đoạn lắng nhằm tách các bông cặn hình thành ra khỏi nước thải nhờ sự khác nhau về tỷ trọng: các chất rắn có khả năng lắng có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước, và các chất nổi có tỉ trọng nhẹ hơn tỉ trọng của nước. Sau khi lắng có thể loại được 50-70% chất rắn lơ lửng, 25 -40% BOD của nước thải.
Sau khi xử lý hóa lý nước thải được dẫn qua xử lý sinh học.
* Xử lý sinh học
Bể kỵ khí: Nước thải sau khi xử lý hóa lý được đưa vào bể kỵ khí. Sản phẩm của quá trình phân hủy bao gồm hỗn hợp khí CH4, CO2, H2S, H2O… cơ chế phân hủy gồm các giai đoạn:
– Phân giải các chất hữu cơ phức tạp và lipit thành các chất hữu cơ đơn giản như monosatcarit, amino axit để tạo thức ăn cho vi sinh.
– Vi khuẩn tạo men axit biến đổi các chất hữu cơ đơn giản thành các axit hữu cơ thường là axit axetic (nhóm vi khuẩn là axit focmơ).
– Nhóm vi khuẩn mêtan chuyển hóa hydro và axit axetic thành khí mêtan và cacbonic (vi khuẩn này là metan focmơ).
Nước thải sau khi qua bể kỵ khí sẽ chảy qua bể thiếu khí.
Bể thiếu khí: Bể thiếu là bể quan trọng trong quá trình xử lý Nitơ trong nước thải bằng phương pháp sinh học. Công nghệ khử nitơ trong nước thải bằng phương pháp sinh học phổ biến nhất hiện nay là: Nitrat hóa và khử Nitrat, diễn biến của quá trình này như sau:
Hai chủng vi khuẩn phổ biến cho quá trình Nitrat hóa là Nitrosomonas và Nitrobacter. Nhóm Nitrosomonas sẽ chuyển hóa nitơ amoni thành sản phẩm trung gian là nitơ nitrít và sau đó nhóm Nitrobacter sẽ tiếp tục chuyển hóa nitơ nitrít thành nitơ nitrát. Khoảng pH tối ưu cho chủng khuẩn nitrat hóa thường giao động khoảng 7,5 đến 8,6 nhưng 1 số trường hợp thấp hơn.
Khử Nitrit và Nitrat: Trong môi trường thiếu ôxy các loại vi khuẩn khử nitrit và nitrat Denitrificans (dạng kị khí tuỳ tiện) sẽ tách ôxy của nitrat (NO3-) và nitrit (NO2-) để ôxy hoá chất hữu cơ. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.
Bể hiếu khí: Cơ sở lý thuyết của quá trình xử lý sinh học hiếu khí là sử dụng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải bằng bùn hoạt tính có đầy đủ oxy hòa tan ở nhiệt độ, pH… thích hợp.
Bùn hoạt tính là tập hợp các vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi khuẩn kết lại thành dạng bông với trung tâm là các hạt chất rắn lơ lửng trong nước. Các bông này có màu vàng nâu dễ lắng có kích thước tử 3 đến 150 µm. Chủng loại vi sinh vật có trong bùn hoạt tính là: vi khuẩn, protozoa, rotifer, nấm men, tảo, nguyên sinh động vật…
Các quá trình trong bể diễn ra như sau:
Giai đoạn đầu: Khi khuấy trộn nước thải với bùn hoạt tính, trước hết sẽ diễn ra quá trình hấp phụ các chất hữu cơ và ôxy hóa một phần các chất các chất dễ bị ôxy hóa (chủ yếu là các chất chứa cacbon).
Ở giai đoạn thứ hai diễn ra quá trình tái sinh bùn hoạt tính (nghĩa là phục hồi khả năng hấp phụ của nó) và đồng thời ôxy hóa đến cùng các chất hữu cơ hoà tan khó bị ôxy hóa (các chất chứa nitơ) còn lại – tức là diễn ra quá trình amôn hóa. Tốc độ tiêu thụ ôxy trong giai đoạn này nhỏ hơn nhiều so với giai đoạn đầu.
Giai đoạn thứ ba là quá trình nitrat hóa các muối amôni, tốc độ tiêu thụ ôxy lại tăng lên. Sau quá trình xử lý nước thải, do không tiêu thụ hết lượng ôxy hòa tan, nên ôxy được tích lũy lại và độ thiếu hụt ôxy sẽ bằng 0.
Trong suốt quá trình oxy hóa chất hữu cơ, lượng oxy dư luôn được duy trì ở mức 2 mg/L. Nồng độ bùn hoạt tính trong bể 3.000 – 3.200 mg/L và được kiểm soát.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học hiếu khí là: nhiệt độ, pH, lượng oxi hòa tan, tỷ lệ chất dinh dưỡng, các độc tố…Nước thải sau khi qua bể sinh học hiếu khí đi vào bể lắng 2.
Bể lắng 2 (bể lắng sinh học): là bể tách bùn sinh học ra khỏi hệ thống.
Hỗn hợp bùn và nước thải rời khỏi bể sinh học hiếu khí chảy tràn vào bể lắng sinh học nhằm tiến hành quá trình tách nước và bùn. Bùn sinh học lắng dưới đáy bể.
Một lượng xác định của bùn sinh học (bùn hoạt tính) được tuần hoàn lại bể sinh học hiếu khí nhằm duy trì mật độ bùn hoạt tính tối ưu trong bể.
Lượng bùn dư sau khi tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí theo định kỳ bơm về bể chứa bùn để xử lý.
* Oxy hóa nâng cao – Fenton
Điều chỉnh pH: Trong các phản ứng Fenton, độ pH ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng và nồng độ Fe2+ , từ đó ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng và hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ, pH thích hợp cho quá trình là từ 2 – 4, tối ưu nhất là ở mức 2.8.
Phản ứng oxy hóa: Hệ tác nhân Fenton đồng thể (Fenton cổ điển) là một hỗn hợp gồm các ion sắt hóa trị (II) và H2O2, chúng tác dụng với nhau sinh ra các gốc tự do *HO, còn Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+.
Fe2+ + H2O2 ® Fe3+ + *HO + OH–
Trong giai đoạn phản ứng oxi hóa xảy ra sự hình thành gốc *HO hoạt tính và phản ứng oxi hóa chất hữu cơ. Gốc *HO sau khi hình thành sẽ tham gia vào phản ứng oxy hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước cần xử lý. Phản ứng oxy hóa các chất hữu cơ diễn ra như sau:
RHX + H2O2 ® H2O + X– + CO2 + H+
RHX: hợp chất hữu cơ
X: đại diện cho halide (chất gồm halogen và nguyên tố hay gốc khác)
Nếu hợp chất không có halogen thì phản ứng chỉ tạo ra CO2 và H2O. Ngoài ra, gốc *HO còn có khả năng chuyển chất hữu cơ từ dạng cao phân thành các chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp:
CHC (cao phân tử) +*HO ® CHC (thấp phân tử) + CO2 + H2O + OH–
Trung hòa và Tạo bông: Sau khi xảy ra quá trình oxi hóa cần nâng pH dung dịch lên >7 để thực hiện kết tủa Fe3+ mới hình thành:
Fe3+ + 3OH– ® Fe(OH)3
Kết tủa Fe(OH)3 mới hình thành sẽ thực hiện các cơ chế keo tụ, đông tụ, hấp phụ một phần các chất hữu cơ chủ yếu là các chất hữu cơ cao phân tử.
Quá trình lắng: Các bông keo sau khi hình thành sẽ lắng xuống khiến làm giảm COD, màu, mùi trong nước thải. Sau quá trình lắng các chất hữu cơ còn lại (nếu có) trong nước thải chủ yếu là các hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp sẽ được xử lý bổ sung bằng phương pháp khử trùng và lọc áp lực.
* Khử trùng
Khử trùng là quá trình khử trùng nước thải đã được xử lý. Khí Clo và một số hợp chất của nó là các hóa chất khử trùng thông dụng.Clo được đưa vào nước thải bằng hệ thống châm Clo tự động.
Nước thải sau đó chảy vào để tiếp xúc với thời gian lưu nước khoảng 30 phút để Clo tác dụng với Vi sinh vật gây bệnh.
Nước thải sau khi khử trùng được thải ra ngoài đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B.
* Xử lý bùn
Bùn thải phát sinh từ quá trình lắng sẽ được thu gom về bể chứa bùn.
Bùn từ bể chứa bùn được bơm lên máy ép bùn để tách nước ra khỏi bùn, giúp bùn được khô hơn, dễ dàng trong quá trình xử lý. Nước trong quá trình ép bùn được tuần hoàn về lại bể điều hòa.
Ý kiến bạn đọc
Nói đến sáng tạo trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam không thể không kể đến một món ăn mà có lẽ từ lâu nó đã rất quen thuộc với cuộc sống của người Việt...
Công ty môi trường CMS chuyên tư vấn, thiết kế, thi công nâng cấp vận hành bảo trì cải tạo hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền. Với công nghệ...
Nước thải thuốc trừ sâu là một trong số các nguồn thải độc hại. Tại các công ty sản xuất thuốc trừ sâu, lượng nước thải này không nhiều nhưng độc tính...
Nước thải bệnh viện là loại nước thải hàm lượng chất ô nhiễm cao, có các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn,...
Hiện nay vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà nước đang tiến hành quy hoạch và xây dựng cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp.
Khí thải từ lò sấy cá (ở dạng hơi nước với độ ẩm lên tới 90% và các loại khí độc hại như NH3, H2S, Mercaptan, các amin hữu cơ…) đầu tiên được quạt hút...
Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hoà tan có trong nước thải cũng như một số chất ô nhiễm vô...
Khả năng hút chất thải, làm nước hồ trở lại trong xanh của nhiều loài cây đã được ghi nhận. Nhiều mô hình xử lý nước rỉ rác từ cây cỏ đã được đưa ra....
Chăn nuôi heo là ngành nghề từ lâu đời của dân ta. Hiện nay, ngành chăn nuôi heo đã phát triển mạnh hơn với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, mang lại...
Xử lý nước thải giặt là việc làm cần thiết, vậy công nghệ xử lý nước thải giặt tẩy nào là phù hợp và tiết kiệm chi phí? tại sao lựa chọn công nghệ xử...
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích kinh tế, sản xuất tinh bột khoai mì là một trong những ngành gây ra các tác động lớn đối với môi trường. Các chất...
Đặc trưng nước thải bia là có hàm lượng các chất hữu cơ protein và acbonnateous cao. Xử lý nước thải sản xuất bia đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi...
Trong những năm gần đây, nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng...
Thủy tinh xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2000 năm trước công nguyên. Nhưng vẫn chưa xác định rõ nguồn gốc thủy tinh là từ đâu. Với những nền cổ xưa, sản...
Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam đã đáp ứng được các sản phẩm thiết yêu cho đời sống, phục vụ nhu cầu...
Thời kỳ Bắc thuộc, nền y dược Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng và có sự giao thoa với nền y học Trung Quốc. Chính từ đó đặt nền móng cho mảng Đông dược ở...
Do truyền thống và tập tục lâu đời để lại nên thói quen ăn uống của người Việt Nam gắn liền với các loại nước chấm. Trên mâm cơm của người Việt bao...
Gốm sứ được định nghĩa là sản phẩm làm từ vật liệu vô cơ, có đặc tính phi kim loại được xử lý ở nhiệt độ cao trong một số giai đoạn sản xuất. Sản xuất...
Đúc là phương pháp chế tạo sản phẩm bằng cách nấu chảy kim loại, rót kim loại lỏng vào khuôn có hình dạng nhất định, sau khi kim loại hóa rắn trong...
Công ty Môi trường CMS chuyên tư vấn thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo trì hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu...
Công ty MoitruongCMS chuyên tư vấn, thiết kế lắp đặt hệ thống xử lý mùi sơn và bụi sơn giá cả cạnh tranh, đảm bảo uy tín, chất lượng.Tác hại của mùi...
Thủ tục, hồ sơ, trình tự để thự hiện công văn xin nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải !
Ngày 29/12/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) ban hành Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng....
Nhu cầu về nước ngày càng tăng, lượng nước công nghiệp cũng như nước sinh hoạt thải ra ngày càng nhiều, đã và đang gây ô nhiễm đáng kể đến nước bề mặt...
SBR ( Sequencing batch reactor ) Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ phản ứng sinh học theo mẻ, Được giới thiệu là Giải pháp xử lý nước...
Xử lý nước thải phòng khám đa khoa tại Bình DươngCông ty môi trường CMS chuyên tư vấn, thiết kế, thi công các hệ thống xử lý nước thải phòng khám đa...
Các phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu nướcI. LẤY VÀ BẢO QUẢN MẪU NƯỚC1.1 Nguyên tắc1.2 Chọn chỗ để lấy mẫu1.3 Các loại mẫu1.4 Dụng cụ và...
Vấn đề ô nhiễm môi trường do không xử lý nước thải nhiễm dầu gây ra đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia...
Đâu là những vần đề mà Bệnh viện và các cơ sở y tế, khám chữa bệnh gặp phải ? (xử lý nước thải y tế)
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM1.1.Giới thiệu về nước ngầm1.2. Đặc điểm, thành phần và tính chất của nguồn nước ngầm1.2.1. Đặc trưng của nguồn nước...
Môi trường DMTS là một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực xử lý nước thải chi phí thấp.
Công Ty DMTS luôn nghiên cứu, cập nhật các công nghệ xử lý nước thải, chất thải mới nhất, tiên tiến nhất, mang lại hiệu quả cao nhất..
Các hợp chất của nitơ có trong nước là kết quả của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong tự nhiên
Công ty MÔI TRƯỜNG DMTS chuyên tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước tinh khiết, nhất là tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước uống đóng chai.
Công ty MÔI TRƯỜNG DMTS chuyên tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải, nhất là xử lý nước thải mía đường.
Công ty MÔI TRƯỜNG DMTS chuyên tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải, nhất là xử lý nước thải thuộc da. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về...
Công ty MÔI TRƯỜNG DMTS chuyên tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống...
Công ty MÔI TRƯỜNG DMTS chuyên tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống...