Ngành công nghiệp dệt may tồn tại ở Việt Nam ít nhất một thế kỷ nhưng các hoạt động thủ công truyền thống như thêu và dệt lụa thì đã có lịch sử lâu đời.
Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp dệt may được xem là bắt đầu khi thành lập Nhà máy Dệt Nam Định năm 1897.
Ngành dệt may đã nhanh chóng lớn mạnh sau chiến trang thế giới thứ 2 năm 1945 với nhiều quy mô và hình thức khác nhau. Ở miền Nam, các doanh nghiệp được thành lập và sử dụng công nghệ thiết bị máy móc hiện đại của Châu Âu (đến từ các nước Pháp, Mỹ trong chiến tranh). Ở miền Bắc, các doanh nghiệp nhà nước được thành lập và do các nước trong khối xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, Liên bang Xô Viết cũ và Đông Âu cung cấp thiết bị máy móc.
Năm 1954, miền Bắc giành được độc lập, hai nahf máy đẹt máy: Nhà máy Dệt Nam Định và Nhà máy Dệt lụa Nam Định được khôi phục và tái thiết, và thành lập thêm một số nhà máy khácnhư Nhà máy Dệt 8/3, Công ty May Thăng Long, Nhà máy Dệt Vĩnh Phú, Công ty May Nam Định, Công ty May Chiến Thắng, Công ty May Đáp Cầu. Các làng nghề truyền thống, và hợp tác xã dệt may đã được hỗ trợ phát triển.
Sau khi miền Nam giải phóng (30-04-1975), Nhà nước đã tiếp quản một loạt các nhà máy ở miền Nam như Công ty Dệt Thắng Lợi, Công ty Dệt Việt Thắng, Công ty Dệt Phong Phú, Công ty May Nhà Bè,Công ty Dệt Thành Công, Công Công ty May Việt Tiến, Công ty May Hoà Bình, … Sau đó, các doanh nghiệp quốc doanh trung ương được xây dựng như Công ty May Hà Nội, Công ty Dệt may Nha Trang, Công ty Dệt may Huế.
Một số cơ quan cấp địa phương cũng thành lập các doanh nghiệp dệt may. Ngành công nghiệp này đã nhanh chóng phát triển để cung cấp hàng hoá cho thị trường trong nước.
Sau khi sự sụp đổ chế độ chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô và các nước Đông Âu, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã phải vượt qua một giai đoạn khủng hoảng về bán hàng cũng như nguồn cung cấp nguyên liệu và thiết bị cho sản xuất. Có thể nói rằng giai đoạn 1990 – 1992 là giai đoạn khó khăn nhất của ngành công nghiệp dệt may. Nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã bắt đầu sử dụng nguyên vật liệu được sản xuất trong nước và trang thiết bị hiện đại và trở thành một hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Xuất khẩu dệt may năm 2015 đạt khoảng 27,2 tỷ USD, tăng trên 10% so với năm 2014. Dự đoán sẽ đạt 30 tỷ USD trong năm 2016_ năm đầu tiên Việt Nam gia nhâp TPP và đạt mục tiêu là nước xuất khẩu dệt may đứng thứ 3 trên thế giới.
Nguyên liệu cho các nhà máy dệt nhuộm chủ yếu là các loại sợi tự nhiên (sợi Cotton, sợi tổng hợp (sợi Poly ester), và sợi pha, trong đó :
Hình 1: Quy trình công nghệ ngành dệt nhuộm
Trong quy trình công nghệ ngành dệt nhuộm có khoảng 88% lượng nước được sử dụng sẽ được thải ra dưới dạng nước thải, 12% còn lại bay hơi.
Nhìn chung, nước thải ngành dệt có pH cao, mang tính kiềm, nhiệt độ cao, độ dẫn điện lớn và tỷ lệ BOD/COD thấp (khó phân hủy sinh học). Ô nhiễm hữu cơ của nước thải chủ yếu được sinh ra từ quá trình xử lý sơ bộ vải trước khi đưa vào nhuộm bằng hoá chất
Nước thải chủ yếu phát sinh từ các công đoạn sản xuất sợi, dệt vải, nhuộm và hoàn tất. Trong đó, vấn đề cần quan tâm nhất là các loại thuốc nhuộm, các chất hồ, và các chất hoạt động bề mặt. Các nguồn gây ô nhiễm nước thải quan trọng do các xưởng nhuộm được trình bày trong bảng 1:
Bảng 1: Đặc tính nước thải một số xí nghiệp dệt nhuộm ở Việt Nam
Nồng độ ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm phụ thuộc vào nhiều loại sợi thiên nhiên hay sợi tổng hợp, công nghệ nhuộm vải sợi (nhuộm liên tục hay gián đoạn), công nghệ in hoa và độ hòa tan của hóa chất đã sử dụng. K
Qua thành phần nước thải trình bày ở trên cho thấy nước thải ngành dệt nhuộm rất độc cho hệ sinh thái nước. Những ảnh hưởng của nước thải dệt nhuộm có thể tóm tắt như sau:
Ngành dệt nhuộm là một trong những ngành sản xuất đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của nước ta. Tuy nhiên công nghệ dệt nhuộm thải ra một lượng lớn chất thải gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở dệt nhuộm chưa có sự đầu tư thích đáng cho công tác xử lý chất thải và chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ môi trường. Vì vậy, đã có nhiều đề tài đi vào lĩnh vực nghiên cứu và thiết kế để xử lý nước thải dệt nhuộm.
Công ty TNHH Đại Minh Thành xin đề nghị quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm như sau:
Hình 2: Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
Nước thải đầu vào theo tập trung về hố thu có kích thước sâu. Trong hố thu bố trí bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa.
Trong bể điều hòa nước thải được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí, tránh gây mùi và cặn lắng. Ngoài ra bể điều hòa còn có tác dụng giảm nhiệt độ nước thải do nước thải dệt nhuộm thường có nhiệt độ khá cao.
Sau khi qua giai đoạn xử lý cơ học, như đã nêu trên, do đặc thù nước thải có độ màu và nồng độ chất lơ lửng khá lớn nên không thể tiến hành xử lý sinh học trực tiếp mà phải xử lý bằng phương pháp hóa lý. Cụ thể trong công nghệ này là sử dụng oxy hóa bậc cao bằng tác nhân fenton.
Hệ thống fenton gồm các bể lần lượt là:
Sau khi thực hiện quá trình hóa lý oxy hóa bậc cao fenton, nước thải sẽ được xử lý tiếp bằng quá trình sinh học. Vì giá trị BOD, COD sau fenton thấp không thích hợp quá trình sinh học hiếu khí trong bể aerotank nên có thể thay bằng lọc sinh học hiếu khí.
Sau quá trình xử lý sinh học nước được dẫn được bơm vào bồn lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại sau quá trình lắng, đảm bảo độ trong trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận
Tai Bể khử trùng, nước Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Dưới tác dụng của hợp chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.
Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 13:2015/BTNMT, sẽ xả ra nguồn tiếp nhận. Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực được rửa lọc nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn vào hố thu.
Quá trình xử lý bằng tác nhân Fenton có hiệu quả xử lý độ màu cao hơn quá trình keo tụ tạo bông trong các phương án xử lý nước thải dệt nhuộm trước đây.
Nước thải đầu ra đạt TCVN 13:2015/BTNMT.
Ý kiến bạn đọc
Hệ thống xử lý nước thải môi trường là gì?Xử lý nước thải hiện đang là vấn đề cấp bách được toàn xã hội nói chung cũng như các đơn vị, cơ sở...
Dưới tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hoá và sự gia tăng dân số, tài nguyên nước trong các vùng lãnh thổ ngày càng chịu áp lực càng nhiều. Hệ quả...
Các phương pháp xử lý nước thải trong giết mổ gia súc hiện đang ngày càng được chú trọng. Bởi cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội ngày nay thì...
Ngày nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo sức khỏe con người đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng và cấp thiết. Chính vì vậy, việc cung...
Những nhà máy sản xuất hiện nay đang hướng đến việc sử dụng những công nghệ lọc khí tiên tiến vừa hiệu quả cao vừa tiết kiêm chi phí. Một trong những...
Lò hơi là nguồn cung cấp nhiệt cho các thiết bị công nghệ qua dung môi chất dẫn nhiệt là hơi nước cao cấp. Lò hơi có thể được cấp nhiệt từ nhiều nguồn...
Công đoạn 1. XỬ LÝ SƠ CẤP1.1Song chắn rác Song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilon, vỏ cây và các tạp chất lớn có trong...
Chất lượng nước cấp vào lò hơi có ý rất quan trọng đối với việc đảm bảo sự an toàn khi vận hành lò hơi, quyết định hiệu quả làm việc của lò hơi, và...
Theo thời gian, nhu cầu sử dụng điện năng ở Việt Nam ngày càng tăng cao dần, vì vậy mà sản lượng điện ở Việt Nam hằng năm cũng tăng mạnh nhưng vẫn...
Xử lý nước thải giết mổ gia súc với chi phí thấp. Trước nhu cầu đòi hỏi của xã hội, nhiều lò mổ nhỏ và trung bình mới phát sinh mà vấn đề môi trường...
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ là quá trình phân ly khí dựa trên áp lực của một số chất rắn đối với một số loại chất khí có mặt trong khí...
Công nghiệp sản xuất giấy là một trong những ngành công nghiệp được hình thành và phát triển từ rất lâu! Cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ...
Hầu hết các công đoạn trong quy trình giết mổ gia súc đều có sử dụng nước, do đó lượng nước thải là tương đối lớn, ước tính cứ trung bình một con heo...
Tư vấn, thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý khí thải bụi sơn với chi phí đầu tư thấp và đảm bảo được chất lượng không khí xung quanh. Hiệu quả xử lý có...
Ưu điểm vượt trội của hạt trao đỏi ion AlamoSản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ - được kiểm nghiệm để sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
Chuổi công nghệ xử lý vi sinh hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn Bể phản ứng sinh học hiếu khí – Aerotank
Có nhiều phương pháp xử lý Nito trong nước thải. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, nên không thể nói phương pháp nào là tốt nhất
Ngày 29/12/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) ban hành Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng....
Hệ thống xử lý nước sạch cho cơ quan, xí nghiệp là những hệ thống tinh chế nước công suất lớn, được thiết kế phối hợp đồng bộ từ khâu xử lý đầu nguồn,...
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn phát sinh nước thải trong hoạt động sinh hoạt, vệ sinh, sản xuất …
THUYẾT MINHBể tách dầu mỡNước thải khu vực nhà ăn phát sinh từ các hoạt động sơ chế thức ăn, cọ rửa, nấu nướng…
Môi trường DMTS là một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực xử lý nước thải chi phí thấp.
Công Ty DMTS luôn nghiên cứu, cập nhật các công nghệ xử lý nước thải, chất thải mới nhất, tiên tiến nhất, mang lại hiệu quả cao nhất..
Công ty MÔI TRƯỜNG DMTS chuyên xây dựng hầm ủ BIOGAS composite cho hộ gia đình hoặc trại chăn nuôi gia súc gia cầm với công nghệ hiện đại nhất, tiết...
Công ty Môi Trường DMTS chuyên tư vấn thiết kế hệ thống xử lý khí thải.
Công ty MÔI TRƯỜNG DMTS chuyên tư vấn thiết kế thi công hệ thống xử lý khí thải, nhất là tư vấn thiết kế hệ thống xử lý khói thải lò hơi đốt củi.
Công ty MÔI TRƯỜNG DMTS chuyên tư vấn thiết kế thi công hệ thống xử lý khí thải, nhất là tư vấn thiết kế hệ thống xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện.
Công ty MÔI TRƯỜNG DMTS chuyên tư vấn thiết kế thi công hệ thống xử lý khí thải, bụi, khói thải, mùi hôi.