85/18 ĐX 037 P.Phú Mỹ, Tp.Thủ Dầu Một, Bình Dương. 0906.313.246

Xử lý nước thải sinh hoạt – Biện pháp an toàn và đơn vị xử lý chất lượng

Print Friendly and PDF

NGUỒN GỐC NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Nước thải sinh hoạt bắt nguồn từ sinh hoạt của con người tại các căn hộ, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, chợ, các công trình công cộng hay từ các cơ sở sản xuất.

Cụ thể:

  • Chất thải của con người
  • Rò rỉ bể phốt, xả bể phốt
  • Nước cống, nước rửa (cá nhân, quần áo, sàn nhà, nấu ăn,…) và bùn rác
  • Do bài tiết của con người như: Phân, nước tiểu, máu, chất dịch cơ thể, giấy vệ sinh đã sử dụng, khăn ướt… Nước thải từ nguồn này được gọi là nước đen.
  • Nước rửa: Nguồn từ các hoạt động như vệ sinh cá nhân, giặt giũ quần áo, lau sàn nhà, rửa bát đĩa, vật dụng trong nhà, rửa xe… Nước này được gọi là nước xám.
  • Các chất lỏng tồn dư trong nguồn nước như: Dầu ăn, đồ uống, thuốc trừ sâu, dầu bôi trơn, sơn, chất tẩy rửa … vv. Các chất này còn gọi là chất thặng dư dạng lỏng tồn đọng.

ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:

  • Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh

  • Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.

TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Tính chất vật lý

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết hay môi trường của khu vực.

  • Màu sắc: Nước có thể có màu, đặc biệt nước thải thường có màu đen hoặc nâu…
  • Độ đục: Độ đục của nước do các hạt lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy hoặc do giới thủy sinh gây ra. Độ đục càng cao nước nhiễm bẩn càng lớn.
  • Mùi vị: Trong nước thải mùi rất đa dạng tùy thuộc vào lượng và đặc điểm của chất gây ô nhiễm;

Tính chất hóa học

  • Độ pH: Giá trị pH của nước thải có ý nghĩ quan trọng trong quá trình xử lý. Giá trị pH cho phép ta lựa chọn phương pháp thích hợp hoặc điều chỉnh lượng hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý nước.

  • Chỉ số DO: Là lượng oxi hòa tan để duy trì sự sống cho các sinh vật dưới nước. Trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng, oxi được dùng nhiều cho các quá trình hóa sinh và xuất hiện hiện tượng thiếu oxi trầm trọng;
  • Chỉ số BOD (nhu cầu oxy hóa sinh học-Biochemical Oxygen Demand): Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoại sinh, hiếu khí. Quá trình này được gọi là quá trình oxy hóa sinh học.
  • Chỉ số COD (nhu cầu oxy hóa học-Chemical oxygen Demand): Là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O bởi một tác nhân oxi hóa mạnh. COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng con đường hóa học. Chỉ số COD có giá trị cao hơn BOD vì nó bao gồm cả lượng chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng vi sinh vật.

Thành phần sinh học

Bao gồm các vi sinh vật : Nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn…

thanh-phan-nuoc-thai-sinh-hoat

Nguồn tiếp nhận

Nguồn tiếp nhận nước thải là nơi nước thải được xả vào, bao gồm: Hệ thống thoát nước, sông, suối, khe, rạch, kênh, mương, hồ, ao, đầm, vùng nước biển ven bờ, vùng biển và nguồn tiếp nhận khác.

QUY ĐỊNH VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Hàm lượng cod trong nước thải sinh hoạt là gì?

COD là từ viết tắt của Chemical Oxygen Demand, là sự thể hiện nhu cầu oxy hóa học. Hàm lượng COD là chỉ số lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học gồm vô cơ và hữu cơ có trong nước. Và hàm lượng cod trong nước thải sinh hoạt mang ý nghĩa thể hiện sự có mặt của các hợp chất có trong nước thải từ sinh hoạt. Nếu hàm lượng này cao thì chứng tỏ nguồn nước thải này đã bị ô nhiễm nặng và gây ảnh hưởng lớn đến mọi người.

ham-luong-cod-trong-nuoc-thai-sinh-hoat

COD nước thải là gì? 

Những hợp chất COD này nằm lơ lửng trong nước, bằng mắt thường thì chúng ta không thể nào nhìn thấy được. Tuy nhiên nó rất có hại nếu vào cơ thể và gây ra nhiều căn bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp và cả các bệnh lý về da liễu.

Tác hại của hàm lượng COD gây ra

  • Làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng: gây nên các bệnh lý về da, đường tiêu hóa.

  • Làm ô nhiễm không khí

  • Môi trường nước và đất gần đó bị ô nhiễm

Các phương pháp làm giảm COD nước thải

Hiện nay có rất nhiều cách để làm giảm tác hại của hàm lượng cod trong nước thải sinh hoạt. bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Hóa học, sinh học, hóa lý, vật lý… Một trong những giải pháp phổ biến nhất hiện nay chính là sử dụng Hệ Thống Xử Lý Nước MET. Đây là thành quả của nước ta trong việc xử lý mọi loại nước thải được cả thế giới công nhận.

Chỉ tiêu ô nhiễm Hệ số tải lượng (gam/ng/ngày)
Chất rắn lửng lơ 70 – 145
Amoni ( N – NH4) 2.4 – 4.8
BOD5 của nước 45 – 54
Ni tơ 6 – 12
Tổng hợp Photpho 0.8 – 4
COD 72 – 102
Dầu mỡ 10 – 30

Công Nghệ Xử Lý Nước MET hoạt động hoàn toàn tự động, và trong suốt quá trình xử lý nước thải không cần phải thêm bớt bất cứ chất gì. Hơn nữa, mọi loại chất thải đều áp dụng được công nghệ này.
XEM THÊM:>>>4 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NĂM 2022

CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Nước thải nguy hại là nước thải sinh hoạt chứa nhiều thành phần ô nhiễm độc hại. Vì vậy cần phải xử lý nước thải sinh hoạt đúng tiêu chuẩn để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cho xã hội.

Nước thải sau xử lý phải có các thông số ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép. Quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN14: 2008/BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

TIÊU CHUẨN XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Trong quá trình xử lý nước thải. Thì cũng có những quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt riêng. Nhất là đối với các đơn vị cần phải tuân thủ theo quy định như:

  • Doanh trại trong quân đội
  • Các khu chung cư tập chung nhiều người
  • Các khu công nghiệp, doanh nghiệp
  • Các nhà hàng khách sạn
  • Các bệnh viện

Tất cả những đơn vị này đều phải tuân thủ theo đúng thông số kỹ thuật của bộ y tế đã đề ra.

tiêu chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt

Giá trị tối đa cho phép trong các chất gây ô nhiễm

Những tiêu chuẩn đó được thể hiện trong bảng sau:

STT Tiêu chuẩn thông số Đơn vị Giá Trị C
  PH _ A B
1 5 đến 9 5 đến 9
2 BOD5 (20 0C) mg/l 30 50
3 tiêu chuẩn tổng các chất rắn lơ lửng mg/l 50 100
4 tiêu chuẩn về  chất rắn hòa tan mg/l 500 1000
5  tiêu chuẩn Sunfua H2S mg/l 1 4
6 Amoni ( tính theo N) mg/l 5 10
7 Nitrat NO3 mg/l 30 50
8 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20
9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5 10
10 Phốt phát (PO4) tính theo P mg/l 6 10
11 Tổng Coliform MPN/100ml 3000 5000

Tiêu chuẩn hệ số K

K là hệ số được tính về quy mô cũng như những hình của các cơ sở

Loại hình cơ sở Quy mô và diện tích được sử dụng Giá trị của hệ số K
Khách sạn và nhà nghỉ Từ 50 phòng hoặc khách sạn
hạng 3 sao trở lên
1
Dưới 50 phòng 1,2
cơ quan,văn phòng, trường học
cơ sở nghiên cứu
Lớn hơn hoặc bằng 10.000 m2 1,0 1,0
Dưới 10.000 m2 1,2
Cửa hàng bách hóa, siêu thị Lớn hơn hoặc bằng 5000 m2 1,0
Chợ Lớn hơn hoặc bằng 1.500 m2 1,0
Dưới 1.500 m2 1,2
Nhà hàng ăn uống Lớn hơn hoặc bằng 500m2 1,0
Dưới 500 m2 1,2
Cơ sở sản xuất và lực lượng vũ trang Từ 500 người trở lên 1,0
Dưới 500 người 1,2
Khu chung cư, khu dân cư Từ 50 căn hộ trở lên 1,0
Dưới 50 căn hộ 1,2

XÂY DỤNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt

Tính diện tích tiểu khu

  • Việc tính toán diện tích tiểu khu dựa trên các số liệu đo đạc trực tiếp trên bản đồ quy hoạch

  • Việc phân chia các ô thoát nước dựa vào sơ đồ mạng lưới : dọc, ngang,..

Xác định lưu lượng nước thải cho toàn bộ khu vực

  • Lưu lượng nước thải sinh hoạt

    • Tiêu chuẩn thải nước lấy bằng 80% tiêu chuẩn cấp => q=80 l/ng.ngd

    • Lưu lượng tại khu dân cư xác định theo công thức: m3/ngd

  • Lưu lượng nước thải trường học, bệnh viện

    • Tiêu chuẩn nước thải ở trường học bệnh viện cũng lấy = 80% tiêu chuẩn cấp nước cho trường học và bệnh viện.

  • Lưu lượng nước thải trong công nghiệp m3/h

Xác định lưu lượng tính toán tuyến cống chính.

Xác định mô đun lưu lượng : Tiêu chuẩn thải nước q=80 l/ng/ngd

Tính toán tuyến cống chính

  • Thống kê lưu lượng nước thải

  • Tính toán thủy lực tuyến cống chính

Tính toán kiểm tra

Thống kê lưu lượng : đoạn, ống, cạnh sườn…

SƠ ĐỒ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

so-do-xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat

Bể xử lý nước thải sinh hoạt

Bản vẽ bể xử lý nước thải sinh hoạt

ban-ve-xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat

Bể xử lý nước thải chính là không gian để quá trình trao đổi và xử lý diễn ra tại đây. Một bể chưa xử lý đạt chuẩn sẽ gồm các bộ phận như sau:

Bể tiếp nhận > Bể điều hòa > Bể hiếu khí > Bể thiếu khí > Bể lắng >  bể khử trùng > Bể trách bùn

Việc thi công xây dựng bể nước thải sinh hoạt sinh hoạt cần có sự thiết kế và những dự toán cụ thể chính xác. Để đảm bảo quá trình xử lý đạt chất lượng tối đa nhất

bể xử lý nước thải

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

  • Nước thải phát sinh sẽ được thu gom theo hệ thống đường dẫn qua hệ tách rác. Nhằm giữ lại những thành phần rác thô, cặn lơ lửng tương đối lớn.
  • Sau khi tách rác, nước thải chảy về bể gom. Tại đây dầu mỡ nhờn sẽ bị giữ lại
  • Nước từ bể gom nước thải sẽ được bơm qua bể điều hòa. Máy thổi khí sẽ cấp khí và hòa trộn đồng đều trên toàn diện tích bể. Nước thải sau khi điều hòa sẽ được bơm lên TB sinh học hiếu khí.
  • Trong TB sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa tan phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ thành sinh khối, CO2 và nước. Các vi sinh vật tập hợp thành tập đoàn, dưới dạng bông bùn hoạt tính.
quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
  • Nguồn oxy hòa tan được cung cấp từ máy thổi khí thông qua hệ thống ống phân phối khí. Khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo, quá trình oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm và quá trình nitrat hoá diễn ra triệt để. Kết quả nước được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên.
  • Nước thải sẽ tiếp tục chảy qua bể lắng. Nhằm tách sinh khối vi sinh vật. Bùn sẽ lắng xuống đáy bể, nước trong theo hệ thống máng thu nước chảy về TB khử trùng. Tại đây, hóa chất khử trùng được bơm vào bể nhằm tiêu diệt vi sinh có hại.
  • Cuối cùng nước thải sẽ được bơm vào thiết bị lọc gồm: sỏi đỡ, cát thạch anh. Nhằm loại bỏ các hợp chất tạo độ trong cần thiết cho nước thải.
  • Nước sau xử lý sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận. Bùn rắn lắng từ TB lắng sinh học sẽ được dẫn về bể phân hủy bùn.

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Một số phương pháp phổ biến hiện nay :

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Biện pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là một giải pháp mang lại hiệu quả cao trong công việc. Về cơ bản việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được phân loại ra 2 loại chính. Đó là:

+ Áp dụng theo phương pháp kị khí: Phương pháp này luôn sử dụng nhóm sinh vật kị khí. Và thường để chúng ở những nơi không có oxy

+ Áp dụng theo giải pháp hiếu khí: Phương pháp này thì cần đến nhóm sinh vật hiếu khí. Đối với nhóm này thì phải làm trong môi trường có nhiều oxy
 

xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Trong quá trình làm việc. Các chất hữu cơ chứa trong nước thải và phải phụ thuộc vào sinh vật. Đó được gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Trong thời gian áp dụng quy trình làm việc các  chất hữu cơ được hòa tan. Đồng thời các chất keo được phân tán nhỏ và di chuyển sâu vào những tế bào bên trong của các sinh vật. Quy trình đó được chia làm 3 giai đoạn:

  • Chuyển hóa những chất ô nhiễm từ những dạng lỏng sang tới bề mặt của tế bào sinh vật
  • Nó được khuếch tán trong tế bào màng bám do sự chênh lệch đáng kể của bên trong cũng như bên ngoài của tế bào.
  • Việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Cũng được chuyển hóa từ các chất tế bào sinh vật sinh sản tới năng lượng tổng hợp các tế bào khác.

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

Phương pháp xử lý hóa học thường dùng trong hệ thống xử lý nước thải gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại. Cơ sở của phương pháp xử lý này là các phản ứng hóa học diễn ra giữa chất ô nhiễm và hóa chất thêm vào. Do đó, ưu điểm của phương pháp là có hiệu quả xử lý cao. Thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước khép kín.

  • Phương pháp trung hòa: Trung hòa nước thải được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau
  • Trộn lẫn nước thải với axit hoặc kiềm.
  • Bổ sung các tác nhân hóa học.
  • Lọc nước axit qua vật liệu lọc có tác dụng trung hòa.
  • Hấp thụ khí axit bằng chất kiềm hoặc hấp thụ amoniăc bằng nước axit.
  • Phương pháp oxy hóa và khử: Để làm sạch nước thải có thể dùng các chất oxy hóa như Clo ở dạng khí và hóa lỏng, dioxyt clo, clorat canxi, hypoclorit canxi và natri, pemanganat kali, bicromat kali, oxy không khí, ozon…
xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
 

Trong quá trình oxy hóa, các chất độc hại trong nước thải được chuyển thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước thải. Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn tác nhân hóa học. Do đó quá trình oxy hóa học được dùng trong những trường hợp các tạp chất gây nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa lý

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt này thường được áp dụng là: keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc… Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh.

xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý

Bản chất của phương pháp hoá lý trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là áp dụng các quá trình vật lý và hoá học. Để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó gây tác động với các tạp chất bẩn. Biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan. Nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường.
XEM THÊM:>>>CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐƯỢC ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt SBR

Việt Nam là đất nước được đánh giá là đất nước có mật độ dân số cao. Đi kèm với đó là nhu cầu sinh hoạt của con người cũng nhiều. Chính vì vậy mà nước thải trong quá trình sinh hoạt cũng ngày càng tăng cao. Nếu không xử lý thường xuyên, những chất thải chứa các chất độc hại này sẽ gây cho con người nguy cơ bị đe dọa về sức khỏe.

Chính vì vậy sự ra đời của công nghệ xử lý bằng SBR là giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề này

Giới thiệu công nghệ xử lý

Quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người phát thải ra lượng nước thải sinh hoạt. Với thành phần hữu cơ cao, gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý hiệu quả.

Với đặc điểm chất hữu cơ cao, công nghệ xử lý bằng SBR được cho là tối ưu nhất hiện nay.
 

công nghệ xử lý nước thải sbr

Công nghệ SBR là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt  với bùn hoạt tính lơ lửng theo kiểu làm đầy và xả cặn, hoạt động theo chu kỳ gián đoạn. Do quá trình làm thoáng và lắng trong được thực hiện trong cùng 1 bể. Các bước xử lý trong chu kỳ hoạt động của hệ thống như sau:

Làm đầy > Sục khí > Lắng trong > Xả cặn dư và xả nước ra > Nghỉ.

Tiếp tục thực hiện xử lý theo chu kỳ với các lượt nước thải tiếp theo.

Sơ đồ công nghệ sbr

sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt
 

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mbbr

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt này kết hợp được nhiều ưu điểm vượt trội là sử dụng bùn vi sinh và bể lọc sinh học. Sử dụng các giá thể sinh học cho các vi sinh vật bám vào tạo lớp màng để chúng phát triển và bắt đầu phân hủy các chất hữu cơ, phốt pho, nito có trong nước thải. Bể này hoạt động khá tốt trong điều kiện tải lượng, lưu lượng ô nhiễm cao.

Giới thiệu công nghệ mbbr

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mbbr khiến cho mật độ vi sinh xử lý trong mỗi đơn vị thể tích cao hơn. Do đó thể tích bể xử lý nhỏ hơn và hiệu quả xử lý chất hữu cơ cao hơn.

Đồng thời các nhóm vi sinh khác nhau phát triển giữa các lớp màng vi sinh, điều này giúp cho các lớp màng sinh học phát triển theo xu hướng tập trung vào các chất hữu cơ chuyên biệt.
 

công nghệ xử lý nước thải mbbr

Ngày nay bể lọc MBBR luôn được phân chia ra làm 2 loại chính:

  • MBBR hiếu khí

  • MBBR thiếu khí anoxic. Đảm bảo trong quá trình xử lý chất nito trong hệ thống nước thảiƯu điểm khi áp dụng công nghệ mbrr:

  • Tiết kiệm khá nhiều không gian từ thể tích cho tới diện tích của các trạm xử lý so với các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt truyền thống

  • Xử lý triệt để nito và phốt pho có trong nước thải

  • Hiệu suất xử lý BOD đạt trên 90%

Sơ đồ công nghệ mbbr

hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ĐẠT HOÀNG GIA

ĐỊA CHỈ: số 104 đường Đồng Cây Viết, phường Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
SỐ ĐIỆN THOẠI:  0906.313.246
EMAIL: moitruongcms@gmail.com 

 
Print Friendly and PDF

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin mới hơn

MẬT RỈ ĐƯỜNG LÀ GÌ? MUA MẬT RỈ CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU

MẬT RỈ ĐƯỜNG LÀ GÌ? MUA MẬT RỈ CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU

Hóa chất dùng trong xử lý nước thải, sản phẩm chất phụ liệu cho chăn nuôi ngày nay không còn xa lạ với doanh nghiệp. Một hóa chất an toàn, ít ngây hại...

Dịch vụ lập Tư vấn hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp

Dịch vụ lập Tư vấn hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp

Hồ sơ môi trường là hồ sơ không thể thiếu đối với doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp thường tập trung vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của...

CÁC LOẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN

CÁC LOẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN

Giấy phép môi trường, đây là một sự cải cách hành chính chưa từng có khi 7 nội dung trước đây được đưa vào 1 giấy phép môi trường giúp cho các doanh...

Các hóa chất dùng trong xử lý nước

Các hóa chất dùng trong xử lý nước

Nguồn nước thải đang là vấn rất được quan tâm hiện nay khi các nguồn nước thải sinh hoạt, rác thải dân cư, nước thải từ các nhà máy,…Khiến nguồn nước...

QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÙNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÔNG NGHỆ 5.0 ĐI ĐÔI VỚI CHÚNG LÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG PHẢI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NÀO CŨNG TUÂN THỦ NGUYÊN...

Các hệ thống xử lý nước thải được ứng dụng phổ biến

Các hệ thống xử lý nước thải được ứng dụng phổ biến

Với các công ty sản xuất, nước thải là thành phần không thể thiếu sau mỗi quá trình hoạt tính. Vì thế, các công ty cần có ít nhất một hệ thống xử lý...

Trong nước thải có chứa Photpho?

Trong nước thải có chứa Photpho?

Photpho tồn tại trong nước thải chủ yếu dưới dạng vô cơ và hòa tan, chủ yếu là Orthophosphat (PO43-) và một phần là phosphate cô đặc (ví dụ P3O105-)...

CÔNG NGHỆ CDI VÀ EDI TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÔNG NGHỆ CDI VÀ EDI TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Công nghệ CDI và EDI có sự tương đồng trong nguyên lý sử dụng điện cực và quá trình điện hóa vậy điều gì làm cho CDI khác với EDI? Hãy bắt đầu với sự...

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC SỬ DỤNG HIỆN NAY

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP  ĐƯỢC SỬ DỤNG HIỆN NAY

Nhu cầu xử lý nước thải công nghiệp ngày càng tăng cao vì sự gia tăng và mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với nồng độ chất thải ngày càng...

Tin cũ hơn

Chỉ số ORP là gì?

Chỉ số ORP là gì?

Chỉ số ORP là gì? Tại sao phải đo nó? Mối liên hệ với pH như thế nào? 

Quy trình xây dựng ISO 9001

Quy trình xây dựng ISO 9001

Quy trình xây dựng ISO 9001 cơ bản trong doanh nghiệp. Việc áp dụng và đạt được chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là một quá trình, nó...

BIO BLUE VI SINH XỬ LÝ AO HỒ CẢNH QUAN BỊ Ô NHIỄM RONG TẢO

BIO BLUE VI SINH XỬ LÝ AO HỒ CẢNH QUAN BỊ Ô NHIỄM RONG TẢO

VAT10%Quy cách1 gallon = 3,758 lít. Thùng = 6 gallon.Xuất xứMỹ

Phân tích môi trường

Phân tích môi trường

Quan trắc lấy mẫu và phân tích môi trường nước, không khí và đất. Nước và không khí là hai thành phần quan trọng và sát thực không thể thiếu cho cơ...

THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC

THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC

Hầu hết các công đoạn trong quy trình giết mổ gia súc đều có sử dụng nước, do đó lượng nước thải là tương đối lớn, ước tính cứ trung bình một con heo...

Khách hàng tiêu biểu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây