Công ty môi trường CMS chuyên tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho cơ sở sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng 24/7.
Hiện tại xe máy, ô tô là phương tiện giao thông chủ yếu ở Việt Nam cả về số lượng cũng như khối lượng vận chuyển hàng hóa trên toàn quốc, đặc biệt tại các khu đô thị và các khu vực kinh tế phát triển. Điều đó đã kéo theo sự phát triển của các nghành công nghiệp sản xuất phụ tùng xe máy, ô tô. Và đi đôi với sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm môi trường do ngành công nghiệp này gây ra.
1. Nguồn phát sinh chất thải và lý do phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho cơ sở sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy
Quá trình sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy phát sinh các chất gây ô nhiễm từ các nguồn:
a) Khí thải và bụi:
Khí thải và bụi trong hoạt động sản xuất chủ yếu là:
- Khí thải phát sinh ra chủ yếu là khói hàn, CO, CO2, SO2, nhiệt lượng… trong quá trình hàn, cắt, dập, đánh bóng kim loại.
– Bụi kim loại – mạt sắt, gỉ sắt, bụi nhôm sinh ra trong quá trình cắt gọt kim loại.
– Bụi sơn phát sinh trong quá trình sơn sản phẩm.
– Ngoài ra còn có khí thải sinh ra từ các thiết bị, máy móc, các phương tiện vận chuyển như khí NO2, SO2, CO…
b) Nước thải:
- Hoạt động cơ khí không sinh ra nhiều loại nước thải, chủ yếu là nước thải sinh hoạt của thợ, công nhân, và gia đình.
c) Chất thải rắn:
- Từ quá trình sản xuất: mảnh vụn kim loại, sắt vụn, giẻ lau thiết bị, các bao bì, hộp carton đã qua sử dụng; cặn dầu nhớt, thùng chứa hóa chất,…
- Từ sinh hoạt: phát sinh từ quá trình sinh hoạt tại cơ sở, chủ yếu là bao bì, nilon, giấy, thức ăn thừa…
d) Tiếng ồn:
- Tiếng ồn là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng lớn nhất trong các tác nhân ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động cơ khí. Tiếng ồn sinh ra chủ yếu từ máy cắt gọt kim loại, máy khoan, máy hàn, máy tiện, máy mài, quá trình dập sắt…
Chính vì vậy mà việc lập báo cáo giám sát định kỳ cho cơ sở sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy rất quan trọng, giúp chủ cơ sở có thể kiểm soát được lượng chất thải trong quá trình hoạt động và mức độ ảnh hưởng đến môi trường của cơ sở mình.
2. Đối tượng – tần suất lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Đối tượng phải thực hiện chương trình giám sát môi trường (quan trắc môi trường): các cơ sở sản xuất phụ tùng ô tô, xe máyđang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 16, Nghị định số 18/2014/NĐ-CP) và Kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Điều 33, Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/ QH 13 này 13/06/2014).
- Các dự án xây dựng cơ sở sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
- Tùy theo quy mô hoạt động của cơ sở mà báo cáo giám sát môi trường sẽ có tần suất lập báo cáo giám sát môi trường khác nhau:
• 3 tháng/1lần đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm.
• 6 tháng/1lần đối với các cơ sở không thuộc hai đối tượng trên (hoặc theo yêu cầu từng địa phương).
3. Hồ sơ cần thiết
- Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
- Hóa đơn điện, nước 6 tháng
- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (nếu có)
- Bản vẽ mặt bằng, thoát nước mưa, nước thải (nếu có)
- Hợp đồng thu gom và xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn sản xuất không nguy hại và chất thải rắn sinh hoạt (nếu có)
- Chứng từ thu gom chất thải nguy hại (nếu có)
- Giấy phép xả thải, giấy phép khai thác nước ngầm (nếu có).
4. Quy trình thực hiện hồ sơ
Quy trình tiến hành lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho cơ sở sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy được thực hiện theo các bước sau:
5. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định
Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định là một trong các cơ quan sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Ban quản lý Khu công nghiệp
- Ban quản lý Khu kinh tế
- Phòng Tài nguyên và Môi trường.
6. Xử phạt vi phạm
Căn cứ vào điều 8 , điều 9 Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung chương trình quan trắc,báo cáo giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường), sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Đối tượng lập cam kết bảo vệ môi trường: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Đối tượng báo cáo đánh giá tác động môi trường : Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000.
Để hiểu rõ thủ tục và quy trình thực hiện báo cáo giám sát môi trường hãy liên hệ ngay với Công ty chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí!
Ý kiến bạn đọc
Để đất nước ngày càng phát triển thì không những phát triển kinh tế mà doanh nghiệp đó cần phải thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường. Sản...
Bảo vệ môi trường là một trong những yêu cầu thiết yếu để kinh tế – xã hội của đất nước phát triển bền vững. Vì tính chất quan trọng của vấn đề tài...
Giấy phép môi trường là gì? Có các loại giấy phép môi trường nào? Tùy thuộc vào quy mô, công suất, khối lượng sản phẩm, ngành nghề/ lĩnh vực… Mà doanh...
Nhiều doanh nghiệp vì không nắm rõ các quy định của pháp luật hoặc gặp khó khăn trong việc làm hồ sơ xin giấy phép môi trường nên đã triển khai dự án...
XỬ PHẠT DOANH NGHIỆP KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Giấy phép môi trường, đây là một sự cải cách hành chính chưa từng có khi 7 nội dung trước đây được đưa vào 1 giấy phép môi trường giúp cho các doanh...
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì? Vì sao phải lập báo cáo giám sát môi trường đình kỳ?Để trả lời câu hỏi này chúng tôi, công ty môi trường...
Chuổi công nghệ xử lý vi sinh hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn Bể phản ứng sinh học hiếu khí – Aerotank
Balo, túi xách đã trở thành vật dụng không thể thiếu đối với mỗi người từ người đi học, đi làm cho tới những người thích đi phượt, ngay cả những người...
Công ty môi trường CMS chuyên tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng cán, kéo kim loại với chi phí thấp, đảm bảo uy tín,...
Công ty môi trường CMS chuyên tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho cơ sở chiết rót, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng 24/7...
Lĩnh vực đóng gói bao bì là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, được thúc đẩy phát triển do nhu cầu ngày càng cao đối...
Ngành sản xuất ván ép là một ngành mới hiện nay bởi công nghệ sản xuất khá hiện đại, các vấn đề môi trường đối với ngành sản xuất này thực sự mới mẻ...
Bia được sản xuất tại Việt Nam cách đây trên 100 năm tại nhà máy Bia Sài Gòn và Hà Nội. Hiện nay do nhu cầu của thị trường, chỉ trong trời gian ngắn,...
Gia vị là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình chế biến thức ăn. Để đáp ứng nhu cầu của người dùng và góp phần làm cho món ăn...
Hiện nay, ngành sản xuất các sản phẩm từ nhôm kính, nhựa, inox rất đa dạng, nó trở nên thông dụng với nhiều công trình sử dụng. Hầu hết các tòa nhà,...
Quan trắc môi trường định kỳ là hoạt động giám sát chất lượng môi trường của nhà máy, xưởng sản xuất, tòa nhà... khi đi vào hoạt động. Trong đó tần...
Công ty môi trường CMS chuyên tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng khách sạn với chi phí thấp, đảm bảo uy tín chất lượng
Công ty môi trường Ngân Khoa chuyên tư vấn lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng cơ sở sản xuất nước giải khát, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ...
Công ty môi trường CMS chuyên tư vấn lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng...
Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay thế Luật bảo vệ môi trường 2005
Sau khi hoàn thành công trình này, chủ đầu tư dự án sẽ nộp hồ sơ cho các cơ quan chức năng để được cấp Giấy xác nhận đã hoàn thành các công trình,...
Hồ sơ môi trường là hồ sơ không thể thiếu đối với doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp thường tập trung vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của...