- Mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động xả thải vào nguồn nước và đã có hệ thống xử lý nước thải mà chưa có giấy phép xả thải.
* Căn cứ pháp lý xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
- Căn cứ Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
Tùy theo quy mô, lưu lượng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận mà co quan tiếp nhận hồ sơ bao gồm:
- Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
* Hiệu lực của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Giấy phép xả thải có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.
* Điều kiện gia hạn giấy phép xả thải
- Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 90 ngày.
- Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp.
- Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép xả thải của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
- Tổ chức, cá nhân nộp 02 bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo, nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để nhận giấy phép.
* Trình tự thực hiện gia hạn giấy phép xả thải
- Các tổ chức, cá nhân nộp 02 bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định
- Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo, nếu cần thiết kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận giấy phép.
- Đơn đề nghị cấp giấy phép, trường hợp chưa xả nước thải, báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả thải
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả thải kết quả phân tích
- Đề án xả thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ
- Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
- Trường hợp chưa có công trình xả thải, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
* Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xả thải bao gồm
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép.
- Kết quả phân tích chất lượng nước thải và chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Báo cáo hiện trạng xả nước thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép Trường hợp điều chỉnh quy mô, phương thức, chế độ xả nước thải, quy trình vận hành thì phải có đề án xả nước thải.
- Bản sao giấy phép đã được cấp.
Ý kiến bạn đọc
Chuổi công nghệ xử lý vi sinh hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn Bể phản ứng sinh học hiếu khí – Aerotank
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; trong đó có những điểm mới về đối tượng chịu phí cũng...
Dưới đây là nội dung báo cáo xả thải vào nguồn nước của công ty chúng tôi gửi đến các bạn:
Giấy phép môi trường, đây là một sự cải cách hành chính chưa từng có khi 7 nội dung trước đây được đưa vào 1 giấy phép môi trường giúp cho các doanh...
Với các công ty sản xuất, nước thải là thành phần không thể thiếu sau mỗi quá trình hoạt tính. Vì thế, các công ty cần có ít nhất một hệ thống xử lý...
Nhiều doanh nghiệp vì không nắm rõ các quy định của pháp luật hoặc gặp khó khăn trong việc làm hồ sơ xin giấy phép môi trường nên đã triển khai dự án...
Giấy phép môi trường là gì? Có các loại giấy phép môi trường nào? Tùy thuộc vào quy mô, công suất, khối lượng sản phẩm, ngành nghề/ lĩnh vực… Mà doanh...
Thủ tục, hồ sơ, trình tự để thự hiện công văn xin nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải !
Sau khi hoàn thành công trình này, chủ đầu tư dự án sẽ nộp hồ sơ cho các cơ quan chức năng để được cấp Giấy xác nhận đã hoàn thành các công trình,...
Hồ sơ môi trường là hồ sơ không thể thiếu đối với doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp thường tập trung vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của...