Chính phủ vừa ban hành Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.
Theo đó, Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (gọi tắt là Biện pháp) trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động và ra quyết định ban hành Biện pháp. Đối với các dự án đã được đưa vào hoạt động trước khi Nghị định có hiệu lực thi hành mà chưa có Biện pháp, chủ cơ sở phải xây dựng Biện pháp trong vòng 01 (một) năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Có nhiều điểm mới trong hoạt động quản lý an toàn hóa chất (Ảnh minh họa)
Điểm mới khác tại Nghị định đáng lưu ý đó là quy định về huấn luyện an toàn hóa chất. Theo Điều 31 tại Nghị định này, hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc tổ chức huấn luyện và không gây chồng chéo về huấn luyện an toàn hóa chất.
Quy định về khai báo hóa chất cũng có quy định mới, cụ thể: Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất phải khai báo có trách nhiệm khai báo hóa chất sản xuất trong năm thông qua chế độ báo cáo hàng năm quy định tại Điều 36 của Nghị định này (hiện tại là khai báo cho Sở Công Thương); Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (hiện tại là khai báo cho Cục Hóa chất)
Một số nội dung chính tại Nghị định:
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất về: Yêu cầu chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất; hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
Nghị định cũng quy định chi tiết về hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; hóa chất cấm, hóa chất độc; kế hoạch, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất; khoảng cách an toàn đối với cơ sở hoạt động hóa chất nguy hiểm; phân loại hóa chất, phiếu an toàn hóa chất; khai báo hóa chất, thông tin về hóa chất; huấn luyện an toàn với hóa chất.
Trong đó, về yêu cầu chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất, đối với nhà xưởng, kho chứa, nhà xưởng phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất.
Nhà xưởng, kho chứa phải có lối, cửa thoát hiểm, lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
Đối với bồn chứa ngoài trời phải xây đê bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để đảm bảo hóa chất không thoát ra ngoài môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp cháy nổ, chống sét...
Về bao bì, vật chứa, Nghị định yêu cầu bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp, vận chuyển. Bao bì đã qua sử dụng phải bảo quản riêng. Trước khi nạp hóa chất, cơ sở thực hiện nạp phải kiểm tra bao bì, vật chứa hóa chất, làm sạch bao bì đã qua sử dụng để loại trừ khả năng phản ứng, cháy nổ khi nạp hóa chất. Các vật chứa, bao bì đã qua sử dụng nhưng không sử dụng lại được phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Vật chứa, bao bì chứa đựng hóa chất phải có nhãn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định về ghi nhãn hóa chất. Nhãn của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển.
Hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất phải được thực hiện tại địa điểm đảm bảo các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.
Thiết bị san chiết, đóng gói hóa chất phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.
Bao bì, vật chứa và nhãn hóa chất sau khi san chiết, đóng gói phải đáp ứng yêu cầu quy định; người lao động trực tiếp san chiết, đóng gói hóa chất phải được huấn luyện về an toàn hóa chất.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2017.
Chi tiết Nghị định 113/2017/NĐ-CP tại đây
Ý kiến bạn đọc
Công ty bạn cần hồ sơ môi trường gì,tại sao phải làm hồ sơ đó và thực hiện như thế nào ? Nếu bạn có những thắc mắc đó thì hãy liên hệ ngay Công Ty Môi...
Công ty môi trường CMS chuyên tư vấn lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng bãi tập kết nguyên vật liệu (kho chứa nguyên vật liệu, hàng...
Có nhiều phương pháp xử lý Nito trong nước thải. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, nên không thể nói phương pháp nào là tốt nhất
Công ty TNHH Đại Minh Thành chuyên lập hồ sơ Thủ tục xác nhận Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, với hồ sơ thủ tục đơn giản nhanh chóng chi...
Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các...
Báo cáo số liệu quan trắc môi trường bao gồm: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường đợt; Báo cáo kết quả quan trắc môi trường năm; Báo cáo tổng hợp kết...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường DTM là gì? vì sao những công ty nào cũng phải làm? Đối tượng, công ty nào nên làm báo cáo đánh giá tác động môi...
Tư vấn cấp giấy phép khai thác khoáng sản
Bạn đang muốn xây dựng cơ sơ giết mổ gia súc gia cầm mà chưa biết phải làm thể nào cần có những hồ sơ và thủ tục như thế nào hãy đọc bài viết này để...
Kế hoạch bảo vệ môi trường (KH BVMT) là hồ sơ môi trường tương tự như Đánh giá tác động môi trường nhưng dành cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ...
Với những dự án đầu tư sản xuất.không nằm trong các Khu công nghiệp, Chủ Đầu Tư.muốn sử dụng đất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.thì công...
Sau khi hoàn thành công trình này, chủ đầu tư dự án sẽ nộp hồ sơ cho các cơ quan chức năng để được cấp Giấy xác nhận đã hoàn thành các công trình,...
Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định...
Tài nguyên và môi trường là những yếu tố đầu vào của mọi nền kinh tế, mọi quá trình phát triển. Các diễn biến bất lợi về ...
Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM (hoặc tiếng Anh là EIA) là sự đánh giá khả năng tác động tích cực - tiêu cực của một dự án được đề...
Để doanh nghiệp nắm vững toàn bộ các quy định pháp luật về lĩnh vực môi trường, chủ động hơn trong kế hoạch quản lý môi trường của cơ sở. Công ty...
Cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường đã đi vào hoạt...
Hồ sơ môi trường là hồ sơ không thể thiếu đối với doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp thường tập trung vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của...
HƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BIA VÀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BIA1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BIA1.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ bia trên thế giới1.1.2....
Đối tượng lập hồ sơ xả nước thải vào nguồn nướcCác tổ chức, cá nhân sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, tòa nhà...