Theo chiều của dòng chảy, các bể lắng được phân thành: bể lắng ngang và bể lắng đứng.
1. Bể lắng ngang: bể lắng ngang có thể xây dựng một bậc hoặc nhiều bậc.
Kết cấu bể lắng ngang
1-cửa phân dòng vào, 2-vách chắn dòng vào, 3-bộ phận gom váng, 4-vách điều chỉnh dòng ra,
5-vách chắn, 6-băng tải cào bùn, 7-hố chứa bùn, 8-ống dẫn bùn ra.
Bể có thể được làm bằng những vật liệu khác nhau như bê tông, gạch hoặc bằng đất tùy thuộc vào kích thước, yêu cầu của quá trình lắng và điều kiện kinh tế.
Trong bể lắng ngang, dòng nước thải chảy theo phương ngang qua bể. Có thể chia dòng chảy thành 4 vùng: 1-vùng hoạt động, là vùng quan trọng nhất của bể lắng, 2-vùng bùn (vùng lắng đọng) là vùng bùn lắng tập trung, 3-vùng trung gian tại đây nước thải và bùn lẫn lộn với nhau, 4-vùng an toàn.
Bể lắng ngang thường có chiều sâu từ 1m5 đến 4m, chiều dài thường gấp 8-12 lần chiếu sâu, bề rộng khoảng 3-6m. Để nâng hiệu quả sự lý người ta chia bể thành nhiều vách ngăn.
Bể chỉ sử dụng khi hệ thống >15000m3/ngày đêm. Hiệu quả xử lý 60% và thời gian lưu nước từ 2-3h
Nguyên lý làm việc của bể lắng đứng
Bể lắng đứng thường có dạng hình hộp hoặc trình trụ nhưng phải luôn có đáy hình chóp. Nước thải được đưa vào bể qua ống phân phối ở tâm bể với vận tốc chậm <30mm/s để tránh làm xáo trộn lớp bùn đã lắng bên dưới.
Thời gian lưu tại bể từ 45-120 phút. Bùn được tháo ra ở đáy nón dưới áp lực thủy tĩnh còn nước trong sẽ chảy tràn ra ngoài ở phía trên. Hiệu suất lắng trong bể lắng lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang 10-20%
Nguyên lý cấu tạo bể lắng ly tâm
Hình ảnh bể thực tế
Loại bể này là cực kỳ thông dụng với đường kính từ 16-40m tùy vào công suất toàn hệ thống, có thể lên đến 60m nếu hệ thống có công suất lớn. bể thường cao từ 1,5m-5m tương ứng với đường kính. Tỷ lệ đường kính/chiều cao = 6-30.
Nước thải nhập vào bể theo chiều từ tâm ra thành bể và nước trong chảy tràn qua máng ở trên sau đó được dẫn ra ngoài để xử lý tiếp. Cặn lắng xuống dưới được thu gom tập trung đưa ra ngoài nhờ hệ thống gạt bùn quay tròn. Thời gian lưu khoảng 90 phút hiệu suất lắng dạt 60%.
Để nâng hiệu suất lắng người ta thường cho thêm hóa chất trợ lắng. Đó là các hóa chất đông tụ hay keo tụ. Ngoài ra, còn có một cách khác là giảm độ nhớt nước bằng cách tăng nhiệt độ.
Để hỗ trợ quá trình lắng người ta thường dùng hóa chất keo tụ tạo bông. Các hóa chất đó có thể kể đến Polytetsu, PAC, Polymer Cation và anion hỗ trợ cho quá trình keo tụ tạo bông. Tạo bông cặn lớn hơn giúp lắng nhanh hơn, rút ngắn thời gian xử lý. Quá trình này hay được gọi là xử lý bằng hóa lý. Phương pháp này giúp loại bỏ các cặn lắng lơ lửng, kim loại nặng ra khỏi nước, giảm TDS trong nước thải.
Liều lượng sử dụng của các hóa chất này là không cố định. Liều lượng sẽ phụ thuộc vào nồng độ chất rắn và đặc tính nước thải của từng hệ thống. Trước khi sử dụng ta cần khảo sát trước để xác định được liều lượng thực tế.
Ý kiến bạn đọc
Lắng là một quá trình xử lý, trong đó vận tốc của nước hạ xuống với vận tốc thấp nhất có thể để lắng trọng lực các hạt cặn lơ lững ra khỏi nước. Quá...
Bể tuyển nổi và các phương pháp tuyển nổi ứng dụng trong xử lý nước thải
Quá trình xử lý điện hóa nước thải diễn ra dưới tác động của dòng điện sử dụng các điện cực hòa tan và không hòa tan. Loại xử lý nước thải này thuộc...
đặc thù nước thải của ngành chăn nuôi nên phương pháp xử lý chủ yếu là:- Phương pháp xử lý yếm khí;- Phương pháp xử lý bằng hồ sinh học;- Phương pháp...
Nước thải y tế phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở y tế trong đó có chứa các thành phần có nguồn gốc từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, nhân...
Bùn vi sinh là một trong những thành phần quan trọng đối với hiệu quả của quá trình xử lý nước thải sử dụng bể MBBR, aerotank…
Hợp chất Phospho trong môi trường nước thải tồn tại trong các dạng: Phospho hữu cơ, phosphate đơn (H2PO4–, HPO42-, PO43-) tan trong nước,...
Công nghệ sinh học Yếm khi - Thiếu khí - Hiếu khí (AAO/ AO/ O)
Việt Nam là một trong những quốc gia đang ở giai đoạn đầu của quá trình thay đổi cơ cấu tiêu thụ lương thực thực phẩm. Trong thập kỷ vừa qua, mức tiêu...
Các nhà máy sản xuất hiện nay đều hướng đến các thiết bị, hệ thống xử lý khí thải hiện đại. các hệ thống đó phải đáp ứng được hiệu năng xử lý và tiết...
Than hoạt tính là một loại chất rắn không phân cực, rất xốp và nhẹ, nó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xử lý môi trường như xử lý nước thải...
Ngày nay công nghệ sơn tĩnh điện đã và đang chiếm ưu thế vượt trội trong công nghệ sơn, mạ nhờ độ bền cao, nước sơn mịn, đẹp. Tuy vậy nước thải của...
Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư tập trung nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường xung quanh chúng ta. Để đảm bảo môi trường...